Màn hình Oled là gì?
Cấu tạo của màn hình Oled
Về cấu tạo của màn hình Oled cơ bản sẽ được chia thành 4 phần chính bao gồm:
Tấm nền
Tấm nền là một trong các bộ phận quan trọng của màn hình Oled. Nó có công dụng là làm bệ đỡ cho các chi tiết, đảm bảo màn hình hoạt động ổn định, không bị rung lắc.
Tấm nền thường được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa.
Anode
Anode thường được đặt tại vị trí cuối cùng của màn hình. Khi có dòng điện chạy qua Anode sẽ tạo ra những khoảng trống để chứa điện tích dương giúp màn hình được chiếu với độ sáng và độ tương phản cao hơn so với các dòng màn hình khác.
Cathode
Cathode hoàn toàn ngược lại với Anode. Chúng được đặt tại vị trí đầu tiên trên màn hình, có nhiệm vụ tạo ra các điện tích âm hay là các electron khi có dòng điện chạy qua.
Lớp bán dẫn hữu cơ
Lớp bán dẫn hữu cơ được cấu tạo từ 2 thành phần chính với chức năng riêng biệt:
- Lớp dẫn: được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo có tác dụng vận chuyển các chỗ trống từ Anode đến các vùng có năng lượng cao hơn
- Lớp phát sáng: có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cathode để kích thích chúng phát sáng.
Ưu/nhược điểm của màn hình Oled
Ưu điểm
-
Cải thiện chất lượng hình ảnh: Độ tương phản tốt hơn, độ sáng cao hơn, góc nhìn rộng hơn, gam màu mở rộng và tốc độ làm mới nhanh hơn nhiều.
-
Tiêu thụ điện năng thấp hơn.
-
Thiết kế mỏng gọn và linh hoạt cho phong cách đa dạng.
-
Màn hình OLED có độ bền cao và khả năng hoạt động trong môi trường nhiệt độ rộng.
Nhược điểm
-
Dễ bị ảnh hưởng khi sử dụng ngoài trời trong điều kiện nắng nóng.
-
Tuổi thọ của thường có giới hạn.
-
Có thể xuất hiện hiện tượng Burn-in, khi các hình ảnh được hiển thị liên tục gây hiện tượng bóng ảnh.
-
Chi phí khá cao so với một số công nghệ khác.
-
Không phù hợp cho môi trường có độ ẩm cao.